Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

15 giây cho công nghệ "lên hàng" chim nhà thành chim trời

Người phụ nữ lấy bình gas tự chế nhấn cò chĩa thẳng ngọn lửa xanh vào con chim cút da tái mét, chừng chết đã lâu. Da chim đang tái nhợt, nhơn nhớt bỗng phồng lên, chuyển vàng, trông mập ú, vàng rượm... Tận diệt thủy sản mùa lũ Tận diệt thủy sản mùa lũ: Xuất ngoại làm ngư dân Từ đầu mùa lũ, hàng loạt đặc sản của vùng lũ như cá linh, chim trời bị làm giả và bán đầy đường. Nhờ “đội lốt” đặc sản mà những thứ đồ giá bình dân này bán đắt như tôm tươi... Đang giữa mùa lũ, những ngày này các quán ăn chuyên bán đặc sản ở rốn lũ Đồng Tháp Mười bán các loại chim trời như gà nước, chằng nghịch, ốc cao với giá trên 300.000 đồng/kg. Ấy vậy mà xung quanh các cửa ngõ vào TP.HCM, đâu đâu cũng thấy các ki ốt dã chiến bán chim “chằng nghịch” và “ốc cao” với giá chỉ bằng một nửa của vùng lũ. Thậm chí, nếu chịu khó trả giá chỉ cần bỏ 1/3 tiền là có thể mua được. Một điểm bán “chim chằng nghịch” trên QL1A (Long An). “Đặc sản” giá bèo Chỉ cần một thùng xốp, một bình khò lửa gas là thành “ki ốt” bán các thứ “đặc sản” vùng lũ - lâu nay được coi là hàng hiếm. Lý giải về việc chim trời ở đâu mà nhiều đến mức bán tràn đường, người bán trả lời tỉnh rụi: “Năm nay lũ lớn, thứ chim này sinh sôi nhiều lắm, nông dân chỉ việc giăng lưới là dính đầy!” Đoạn Quốc lộ 1A từ Cầu Voi (huyện Thủ Thừa) đến cầu Bến Lức ở tỉnh Long An, hàng chục điểm bán “chằng nghịch - ốc cao” mọc lên. Thấy chúng tôi rà xe máy tại “ki ốt” chim trời hỏi giá, người bán khoảng 40 tuổi bảo: “Chờ em một chút”. Người này bỏ những con chim mập ú vào túi nylon màu đen, cân 3 ký rồi lấy của người khách đi xe ô tô 450.000 đồng. Xe ô tô vừa lăn bánh, người bán hàng vỗ lên những chú chim “chằng nghịch” vàng rộm trông rất bắt mắt: “Mấy ông đi xe du lịch em bán 150.000 đồng/kg. Anh đi xe máy, em bán 130.000 đồng!”. Thấy chúng tôi săm soi những chú chim khá kỹ, chị bán hàng liến thoắng: “Đang mùa lũ giá nó mới rẻ như vậy đó. Anh mà vô nhà hàng bảo đảm 400-500 ngàn mới ăn được loại cao cấp này. Mùa này cá linh nhiều nên chim chằng nghịch con nào cũng mập ú, thịt thơm ngon vô cùng. Lâu nay, chim này đại gia mới ăn nổi. Nay nhờ mùa lũ mà nó đại hạ giá, rẻ hơn thịt heo, thịt bò”. Thấy “khách hàng” đứng ngần ngừ, chị ta trấn an: “Yên tâm đi, hàng em đã làm lông sạch sẽ và được thui rơm vàng ươm rồi nè. Về anh chỉ việc mổ bụng, lười thì vứt hết bộ lòng, siêng thì lấy gan với mề. Làm món nhậu ngon bá phát”. Đang muốn tìm cách thoái lui, tôi vờ trả giá: “Một trăm ngàn bán không?”. Chị bán hàng đáp nhanh không cần suy nghĩ: “Bán để làm quen, anh muốn mua mấy ký?”. Bấm bụng mua thêm một ký, chị bán hàng đã cảm ơn rối rít và dặn lần sau có đi ngang thì ghé mua ủng hộ. Treo xâu “chằng nghịch” lủng lẳng trên ghi đông xe, chúng tôi lại chạy ngang chừng chục “ki ốt”, rồi dừng lại ở một điểm bán khác. Người bán hàng lại đon đả mời mua thêm. Lần này, chúng tôi bảo vừa mua với giá 90.000 đồng, ở đây có rẻ hơn không. Người bán hàng cũng trả lời luôn: “Bán cho anh giá vốn, 85.000 đồng nhé?”. “Chim trời” không chỉ bán tràn đường mà còn tràn cả vào các nhà hàng lớn, chuyên tổ chức tiệc cưới. Anh Trần Văn Hưng - ở xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An, Long An kể, anh vừa đi dự một đám cưới của người bạn tổ chức ở một nhà hàng lớn tại TP.HCM. “Khẩu phần của mỗi thực khách là 1 chú chim sẻ chiên, 1/2 con ốc cao quay. Chỉ nhà hàng này thôi, mỗi ngày có vài ngàn khách. Chim trời ở đâu mà nhiều vậy?” – anh Hưng nói. Biến “chim nhà” thành “chim trời” Theo ông Trần Anh Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, qua khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên, đơn vị phát hiện nhiều tiểu thương bày bán loài cá có hình dạng, kích thước giống cá linh non. Nhưng khi đem mẫu về phân tích, chi cục xác định đây không phải là loài cá linh non bản địa của vùng sông nước Cửu Long mà là giống cá Rô-hu (người dân hay gọi là cá duồng)- 1 loài trong giống cá chép của Ấn Độ nhập vào VN. Ở Long An “cá linh non” còn được làm giả từ cá trắm trôi hoặc trắm cỏ con. Gần khu vực TP.Tân An (Long An), nhiều điểm bán chim không đề bảng nhưng bán loại chim rất giống xâu “chằng nghịch” mà chúng tôi vừa mua. Khi chúng tôi hỏi thử giá cả, người bán trả lời: “Bảy mươi ngàn một ký anh ơi”. Hỏi sao rẻ vậy, người bán xưng tên Hai Bảo nói thẳng: “Chim cút mà, bán mắc đâu ai thèm mua anh”. Nhìn xâu “chằng nghịch” của tôi, Hai Bảo chép miệng: “Tụi em bán cút thì nói là cút chứ khai man lý lịch cho nó làm gì. Mấy người kia họ muốn lời nhiều nên nói chằng nghịch, ông nào ham ăn chim trời là dính chấu”. Đi dọc "chợ chim chằng nghịch" trên Quốc lộ 1A qua địa bàn Long An, chỗ nào chúng tôi cũng thấy màn khò lửa gas thui chim cút thành chim “chằng nghịch”. Có nơi đang vắng khách, người phụ nữ bán chim lấy chiếc bình gas tự chế có tay cầm, nhấn cò chĩa thẳng ngọn lửa xanh vào con chim cút da tái mét, chừng như chết đã lâu. Da chim đang tái nhợt, nhơn nhớt bỗng phồng lên, chuyển vàng ngay lập tức, trông mập ú, vàng rượm thấy mà mê. Công đoạn “lên hàng” biến mỗi chú chim cút thành chim chằng nghịch chỉ trong khoảng 15 giây. Ông Châu Tấn Phong – chủ trại cút ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nói rằng: “Thịt chim cút thực ra ngon hơn thịt gà mà giá “mềm” hơn. Cần chi phải ăn theo đặc sản mùa lũ rồi bảo là chằng nghịch, ốc cao như vậy. Trại cút của tôi cung cấp cút thịt làm lông sạch sẽ giá chừng 60.000 đồng/kg, người ta bán lẻ 70.000 đồng/kg là hợp lý rồi”. Cũng theo ông Phong, “chim sẻ” bán trong nhà hàng thực chất là cút 10 ngày tuổi. Thực tế loại cút non này thịt mềm và ngọt hơn chim sẻ. Hữu Danh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More