Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

“Chiếm phố Wall” lan rộng, văn phòng Bộ quốc phòng Italia bị đốt

Người biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp thế giới hôm nay đã xuống đường trong “ngày biểu tình toàn cầu”, nhằm phản đối các ngân hàng, chính trị gia "phá hoại nền kinh tế", đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn khó vì l"òng tham và cách quản lý yếu kém của họ". Xe hơi bị đốt cháy trong cuộc biểu tình ở Rome, Italia, ngày 15/10. Đụng độ đã nổ ra ở cuộc biểu tình lớn nhất, tại Rome, khi cảnh sát chống bạo động vào cuộc do một nhóm chiến binh đeo mặt nạ đã đập phá các cơ sở vật chất. Theo thông tin mới nhất, tòa nhà phụ của Bộ Quốc phòng Italia đã bị phóng hỏa. Có thể thấy lửa bùng lên từ mái và cửa sổ của tòa nhà ở Via Labicana, trong khi lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa. Cảnh sát chống bạo động đã phải bắn đạn hơi cay, vòi rồng và dùng dùi cui để giải tán đám đông. Được bắt nguồn từ phong trào biểu tình “Chiếm phố Wall” tại Mỹ và “Phẫn nộ” tại Tây Ban Nha, những người biểu tình ở châu Á và châu Âu bắt đầu xuống phố, tuy nhiên với số lượng khá nhỏ. Người biểu tình phá lối vào của một ngân hàng ở Rome, 15/10. Những người tổ chức ước tính các cuộc biểu tình sẽ diễn ra ở 82 nước, nhằm “khởi xướng cho sự thay đổi toàn cầu như chúng ta muốn” – theo như tuyên bố trên trang web của những người biểu tình. “Hợp nhất một tiếng nói, chúng ta sẽ buộc các chính trị gia, những ông lớn tài chính mà họ phục vụ, biết là phải để cho chúng ta, người dân, quyết định tương lai của chúng ta”. Những khẩu hiệu được sơn ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha thể hiện sự giận dữ đối với các chính trị gia, cáo buộc họ phục vụ các ngân hàng, chứ không phải người dân, đồng thời cũng thể hiện sự tức giận đối với cuộc khủng hoảng kinh tế, đã gây ảnh hưởng lớn tới người nghèo, người trẻ. Chiến binh đeo mặt nạ Theo BBC, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình trong hòa bình ở Rome, Italia. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy đường phố Rome chật cứng người biểu tình vẫy cờ gần đại lý trường Colosseum. Tuy nhiên, các chiến binh mặc đồ đen đã chà trộn vào đám đông và bắt đầu tấn công các cơ sở vật chất. Các văn phòng của Bộ Quốc phòng Italia bị phóng hỏa; 3 xe hơi bị đốt. Đã có những vụ tấn công nhằm vào các máy rút tiền, các ngân hàng và các cửa hàng. Cảnh sát đã vào cuộc khi họ bị ném chai lọ. Chiến binh cũng bị những người biểu tình khác chặn. Trước tình hình này, người đứng đầu Ngân hàng Italia, Mario Draghi, dự kiến sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào tháng tới đã ra thông điệp ủng hộ cho ngày biểu tình toàn cầu. “Các bạn trẻ có quyền phẫn nộ”, báo chí Italia dẫn lời ông trong bình luận không chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Paris. “Họ giận dữ với thế giới tài chính. Tôi hiểu họ…Chúng ta, những người lớn cũng bực mình với cuộc khủng hoảng này. Các bạn có thể tưởng tượng được những người đang ở tuổi 20-30?” Trong khi đó, bên ngoài ECB ở Frankfurt, Đức, hàng trăm người cũng tụ tập vào ngày hôm nay. Cuộc biểu tình “chiếm đóng”tối thứ bảy Biểu tình "chiếm đóng" tại trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu ở Đức. Ít nhất 1.000 người đã quy tụ về quận tài chính của London, nhưng đã bị cảnh sát ngăn tiến vào Sàn chứng khoán. Còn ở Dublin, khoảng 400 người đã tuần hành tới khách sạn nơi một phái đoán của EU/IMF/ECB đang ở trong thời gian làm việc liên quan đến gói cứu trợ tài chính đối với nước này, tờ Irish Times cho hay. Madrid dự kiến sẽ chứng kiến những cuộc biểu tình lớn vào tối thứ bảy, với các sự kiện thâu đêm đã được lên kế hoạch. Madrid là nơi những cuộc biểu tình chống cuộc khủng hoảng toàn cầu đầu tiên bắt đầu từ tháng 5, khi hàng trăm người chiếm quảng trường Puerta del Sol của thành phố. Song hầu hết các cuộc biểu tình ngày thứ bảy nhỏ lẻ, và giao thông hầu như không bị gián đoạn. Hàng trăm người đã tuần hành ở các thành phố tại New Zeland, trong khi tại Sydney, Australia, khoảng 2.000 người, trong đó có đại diện của các nhóm thổ dân, nghiệp đoàn, đã biểu tình bên ngoài Ngân hàng dự trữ trung ương Australia. Các cuộc biểu tình “chiếm đóng” cũng được tổ chức ở Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Hồng Kông. Hiện vẫn chưa rõ liệu có cuộc biểu tình nào biến thành biểu tình cắm trại như ở “Chiếm phố Wall” hay không. Biểu tình “Chiếm phố Wall” bắt đầu với một nhóm nhỏ ở quận tài chính của New York từ vài tháng trước và giờ đã phát triển lên thành nhiều ngàn người, đến từ nhiều thành phần trong xã hội. Theo giới quan sát, trong khi những người biểu tình ban đầu ở Tây Ban Nha có yêu cầu cụ thể như cắt giảm giờ lao động để đối phó với nạn thất nghiệp, nhiều người biểu tình “chiếm đóng” lại rất mơ hồ về yêu cầu của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More