Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Chuyện "yêu" của các nhà du hành sẽ ra sao?

Tạm bỏ qua mọi chi tiết khoa học kỹ thuật cao siêu, ta hãy thử đề cập đến một khía cạnh khá đời thường: chuyện "yêu" các nhà du hành sẽ ra sao? Một đề tài khoa học chính thống Năm 1961, người hùng Yuri Gagarin chỉ cần 106 phút để minh chứng rằng đã đến lúc con người đủ khả năng tung cánh vượt khỏi hấp lực của Trái đất. Hôm nay, chẵn nửa thế kỷ sau, kỹ thuật hiện đại cho phép con người với tay cao hơn: so với chuyến bay lên sao Hỏa sắp tới thì sự kiện tàu Phương Đông I ngày đó chỉ là một cuộc dạo chơi nhẹ nhàng. Theo những thông tin không chính thống, ngay từ những chuyến bay đầu tiên các nhà khoa học đã rất quan tâm đến đề tài thụ tinh và sinh sản ngoài Trái đất. Phi hành đoàn lên sao Hỏa sẽ cần không ít hơn 520 ngày, quả là một thử thách vô song với cơ bắp và cân não của con người. Nói một cách cụ thể là suốt một năm rưỡi sống biệt lập trong diện tích chật chội ấy, đội bay sẽ vui mừng khi bắt đầu ca làm việc, vì đó là thú vui duy nhất giữa khoảng không tối tăm cô đơn. 520 ngày không được chạy nhảy, đá bóng, phóng xe máy, chè chén... và không sinh hoạt tình dục! Đề tài này hoàn toàn nghiêm túc, cho dù đôi khi vì lý do khó nói mà bị liệt vào mục “nhạy cảm” một cách phản khoa học. Cuộc du hành vượt ngàn trùng không gian đến sao Hỏa sẽ dài lắm, dài đến mức khó hình dung ra được. Các chuyên gia Nga, Mỹ và châu Âu dự tính vào năm 2030 sẽ tiến hành chuyến bay có người lái đầu tiên lên hành tinh đỏ, mở ra trang mới trong lịch sử chinh phục vũ trụ. Người đầu tiên đề cập rộng rãi tới đề tài này, là một người đến từ chủng tộc được coi là đa tình nhất, cây bút Pierre Kohler, người Pháp. Ông kể về một mô phỏng trên máy tính về tình trạng “nan giải” trong điều kiện vô trọng. Thật vậy, mọi hoạt động duy cảm thì vẫn bình thường, nhưng khi cơ thể liên tục lơ lửng vì thoát khỏi lực hút của Trái đất và mỗi động tác sinh ra một phản động tác khiến con người bị đẩy bật ra thì “chuyện ấy” không chỉ khó nói mà còn khó làm, chưa kể, trung tâm chỉ huy dưới đất quan sát 24/24 mọi động thái qua camera. Theo nghiên cứu đi kèm thực nghiệm của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), cần có một số thiết bị kỹ thuật để hỗ trợ cho cuộc “không chiến” trong điều kiện mất trọng lượng ấy. Một đồng bào của Pierre Kohler là nhà văn Pierre Boulle, viết tiểu thuyết giả tưởng Tình yêu và trọng lực năm 1953, trong đó thợ cơ khí Joe của trạm vũ trụ đính hôn với nữ phi hành gia Betty. Đêm tân hôn trở thành ác mộng vì cả hai lơ lửng không phanh, rốt cuộc họ đành hoãn sự sung sướng đó cho đến ngày hạ cánh! Khó nói và khó làm Người Nga có vẻ kiệm lời hơn khi bị hỏi về đề tài này. Phi hành gia Nga Sergey Riasanski thậm chí tỏ vẻ bất bình khi đề cập tới chuyện sex trong vũ trụ: “Trong mọi giai đoạn huấn luyện tôi chưa hề nghe một lời nào về chuyện đó. Về lý thuyết thì hoàn toàn có thể hình dung ra được, nhưng bản thân tôi sẽ từ chối mọi thử nghiệm khoa học dính dáng đến sex - bạn gái tôi nhất định không đồng ý”. Đó là về lý thuyết. Theo những thông tin không chính thống, ngay từ những chuyến bay đầu tiên các nhà khoa học đã rất quan tâm đến đề tài thụ tinh và sinh sản ngoài Trái đất. Vẫn theo Pierre Kohler, từ những năm 1990, NASA đã có thí nghiệm tương tự trên tàu con thoi, thậm chí còn nêu rõ tên hai phi hành gia là Jan Davis và Mark Lee. Lập tức người Mỹ cải chính ngay, tuy cũng thổ lộ nửa vời là có làm thí nghiệm thụ thai ếch nhái gì đó. Valeri Bogomolov, Phó giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề y sinh Moscow (IBMP), cực lực phản đối các tin đồn thất thiệt về trạm vũ trụ Hòa Bình. “Dĩ nhiên phi công vũ trụ cũng là con người, song chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện này trong suốt lịch sử nghiên cứu không gian“. Tuy nhiên, người phát ngôn của IBMP, Pavel Morgunov, công nhận là đề tài nghiên cứu về tình dục khó nói vì mang tính... đạo đức, chứ hoàn toàn mang tính khoa học. Từ hơn 40 năm nay người ta quan tâm đến mọi chi tiết y học và sinh học cho các cuộc bay dài ngày có người lái, trong đó không thể không đề cập tới sex, tuy nhiên ít vì mục đích giải tỏa tâm sinh lý trên chuyến bay vạn dặm tới các hệ Mặt trời xa lạ mà liên quan đến sinh sản. Thí nghiệm với ếch và ruồi cho thấy không thể thiếu yếu tố trọng trường. Vậy quá trình giao hoan phải diễn ra trong máy ly tâm chăng? Hoặc làm gì để khắc phục tình trạng chỉ nửa trên của cơ thể tiếp nhận được nhiều máu bơm từ tim? “Đẻ một đứa bé trong tình trạng vô trọng mới là vấn đề nhức đầu nhất“, Morganov nói. IBMP xác nhận là cơ bụng dưới của phụ nữ hoàn toàn vô tác dụng sau nhiều ngày không được sử dụng. Thêm vào đó là yếu tố tâm lý. Con người sẽ ra sao trong 520 ngày đụng chạm nhau trên mấy mét vuông? Huyền thoại về các cuộc đánh lộn theo đúng nghĩa đen trên tàu vũ trụ liên hợp không hẳn vô căn cứ. Như chó với mèo Nữ phi hành gia Svetlana Savitskaya Người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ là Valentina Tereshkova. Những gì xưa kia còn là ảo tưởng thì bắt đầu thành sự thực: hai giới tính chạm trán nhau trên trời. Năm 1976, NASA tuyên bố tuyển phi công vũ trụ nữ cho tàu con thoi. Trong ngót 8.000 đơn được nộp lên có 1.544 phụ nữ, và 6 người trong số họ (bên cạnh 29 đàn ông) được vào vòng trong. Trước khi người Mỹ kịp làm thêm điều gì thì ngày 19/8/1982 một nhóm ba người Nga xuất phát từ Baikonur bay tới trạm Chào mừng 7, gồm chỉ huy Leonid Popov, kỹ sư Alexander Serebrov và nữ bác học Svetlana Savitskaya. Khi cập bến Chào mừng 7, lần đầu tiên có một nhóm công tác hỗn hợp giới tính trên trời. Thời điểm ấy, một bác sĩ NASA là Dick Richards đã sổ toẹt: “Người Nga muốn nghiên cứu sự phát triển của một đứa bé được thụ thai ngoài trọng trường”. Và tạp chí chính trị Spiegel có tiếng nghiêm túc giật tít ngay sau ngày 27/8/1982 Sex là mục đích duy nhất để nữ phi hành gia Savitskaya lên trạm Chào mừng. Trưởng trạm Chào mừng 7, Beresovoi ít nhiều mê tín, ngay từ đầu ông đã đoán rằng đàn bà đem lại xui xẻo. Cho dù với bối cảnh và mục đích nào - thảm họa mà các chuyên gia tâm lý vốn nghi ngại đã tất yếu xảy ra. trong thư gửi vợ, Beresovoi than vãn về sự hiện diện của Savitskaya làm đảo lộn cuộc sống trên boong. Suốt ngày Savitskaya hục hặc với đồng nghiệp Serebrov “như chó với mèo“. Nhưng cuối cùng sự chờ đợi một đứa trẻ không gian chẳng thấy xuất hiện. Đúng là Savitskaya có sinh hạ một thiên thần bé nhỏ khỏe mạnh thật, nhưng đó là mãi vào năm 1986, có nghĩa là một thiên thần với xuất xứ hoàn toàn có tính hạ giới. Tháng 6.1983, Sally Ride là phụ nữ Mỹ đầu tiên lên không trung với tàu con thoi Challenger, tổng cộng cho đến ngày chuyển giao thiên niên kỷ ngót 40 phụ nữ được nhìn quả đất tròn từ bên ngoài. Liệu có tình ý gì nảy nở trong các cuộc phiêu lưu với sự phê chuẩn từ mặt đất? “Cặp đôi vũ trụ“ Jan Davis và Mark Lee cưới nhau ngay trước khi lên tàu con thoi Endeavour (1992) khiến ban chỉ huy không kịp trở tay, tuy nhiên họ chịu một “án kỷ luật“ là mỗi người đi ca riêng 12 tiếng! Cho đến nay chuyện sex trên vũ trụ vẫn chưa được các cường quốc Nga và Mỹ “giải mật”. Đầu năm tới người Nga sẽ có một cuộc thí nghiệm kéo dài 520 ngày với 6 tình nguyện viên bị nhốt vào một container để nghiên cứu diễn biến tâm lý cho cuộc thám hiểm sao Hỏa. Tuy nhiên không có phụ nữ tham gia, lý do chính thức mà Giám đốc chương trình Sergey Riasanski nêu ra là “không phụ nữ nào vượt qua kỳ sát hạch“!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More