Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Giấc mơ đổi đời và cơn ác mộng của thiếu nữ Campuchia

Đặt bút kí vào bản hợp đồng xuất khẩu lao động sang Singapore với giấc mộng đổi đời, những cô gái trẻ người Campuchia không ngờ rằng đã tự tay mở ra một chương đen tối trong cuộc đời mình. Nhóm phóng viên CNN tìm tới Campuchia để làm một phóng sự đặc biệt về con đường dẫn xuống "địa ngục" của những thiếu nữ trẻ người non dạ bị lừa làm nô lệ nơi xứ người qua lời kể của một thiếu nữ may mắn trốn được về nhà. Đến Campuchia, chúng tôi đã tìm gặp cô gái may mắn đó, tuy nhiên, cô chỉ là một trong số hàng chục cô gái còn đang mắc kẹt nơi xứ người và đang bị vắt kiệt sức lao động để xiết nợ. Giấc mơ đổi đời và cơn ác mộng của những thiếu nữ Campuchia Nhiều cô gái thành nô lệ thời hiện đại trong các nhà máy vì nhẹ dạ. (Ảnh minh họa) Họ là những cô gái trẻ đến từ các miền quê khác nhau trên đất Campuchia, chấp nhận sang Singapore lao động với mong muốn đổi đời và có vài đồng vốn dắt lưng khi trở lại quê hương sau vài năm. Chính vì thế, họ tìm đến những trung tâm môi giới và phải đóng một khoản tiền lớn để được bảo lãnh sang đó. Khi đặt chân tới Singapore, các cô mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Các cô phải nai lưng ra làm việc để có thể trả được món tiền bảo lãnh của trung tâm môi giới cho vay để đặt cọc. Nhân chứng mà chúng tôi tìm gặp là một bà mẹ có con rơi vào hoàn cảnh éo le trên. Bà kể đã phải bán cả mảnh vườn để chuộc con mà vẫn chưa đủ. Con gái út của bà, chúng tôi tạm gọi là Chanary, năm nay mới vừa tròn 22 tuổi. Cũng vì muốn sang ngước ngoài đổi đời mà tự trói mình vào hoàn cảnh khóc dở mếu dở với gánh nặng nợ nần trên vai. Theo lời kể của nhân chứng, chúng tôi đóng giả làm người tìm việc, đến với trung tâm việc làm mà Chanary và nhiều cô gái trẻ người non dạ khác đã đăng ký tên vào bản hợp đồng xuất khẩu lao động. Chúng tôi nhanh chóng được nhân viên mời vào phòng và chờ được phỏng vấn. Nhưng khi vừa ngồi xuống, chúng tôi bất chợt nhận ra cánh của đã bị khóa trái và chúng tôi đang bị nhốt trong phòng kín. Chúng tôi thật sự lo lắng cho sự an toàn của bản thân lúc đó. Chúng tôi vật nài thuyết phục đám nhân viên mở cửa phòng. Đúng lúc đó thì chủ của trung tâm, bà Ung Rithy tới, giằng lấy điện thoại liên lạc và các vật dụng điện tử khác của chúng tôi. Sau một hồi giằng co, chúng tôi cũng thoát được ra ngoài cùng với chiếc máy quay cá nhân. Ung Rithy là một nhân vật khá có tiếng - quan hệ mật thiết với nhiều quan chức chính phủ và cảnh sát địa phương. Vài ngày sau, chúng tôi nhận được lời mời quay lại phỏng vấn, nhưng rồi bà Ung Rithy có vẻ như đã thay đổi quyết định và giới thiệu chúng tôi thẳng sang Bộ Lao Động. Nhân chứng của chúng tôi kể lại rằng, hầu hết mục tiêu mà bọn chúng nhắm tới đều là các cô gái trẻ và hơi ngờ nghệch, dễ dụ dỗ. Họ hứa sẽ bảo lãnh và làm thủ tục cho các cô gái này sang xuất khẩu lao động nước ngoài với những lời dụ dỗ ngon ngọt. Tuy nhiên, khi tới nơi đất khách quê người, họ mới biết thực tế rất khác. Chanary kể lại rằng cô đã bị giam lỏng ở Singapore, bị tịch thu hộ chiếu và phải lao động vô cùng vất vả. Mỗi ngày, các cô phải làm ít nhất 12 tiếng và không có ngày nghỉ. Đã vậy, mức lương thực tế họ nhận được chỉ là 100 USD chứ không phải là 250 USD như đã thỏa thuận trước đó. Điều đáng nói là hầu hết những cô gái này đều đang gánh trên vai món tiền nợ của trung tâm việc làm của Ung Rithy. Họ phải làm cả năm trời mới gom đủ khoản tiền 1.000 USD trả nợ cho Ung Rithy. Một vài người làm cùng chỗ với Chanary đã tìm cách bỏ trốn, nhưng không thể đi đâu xa vì hộ chiếu của họ đã bị tịch thu. Không người thân thích, họ buộc phải quay lại nơi làm việc cũ. Một người bạn khác của Chanary tiết lộ, cô thực chất mới chỉ 17 tuổi nhưng trong hộ chiếu lại khai khống thành 22 để đủ tuổi lao động tại Malaysia. Chúng tôi lại tìm tới nhà máy sản xuất thiết bị điện tử JCY, nơi Chanary và nhiều cô gái trẻ khác đang làm việc để tìm hiểu ngọn ngành sự việc. Tuy nhiên, người đại diện của JCY khẳng định: “Không có chuyện các công nhân ở đây bị tịch thu hộ chiếu, mà là họ tự nguyện nộp lại và nếu muốn có thể lấy ra bất cứ khi nào". Tuy nhiên, JCY cũng hứa sẽ xác minh lại từ phía đối tác là trung tâm của bà Ung Rithy xem bên đó đã chấp hành đúng luật hay chưa. JCY còn cương quyết khẳng định không có việc công nhân dưới 18 tuổi được làm việc tại nhà máy, vì ở Malaysia việc buôn bán người và làm hộ chiếu giả là việc vô cùng nghiêm trọng. Cuộc điều tra của chúng tôi không thể làm thay đổi được thực tế vẫn đang diễn ra, nhưng chí ít thì cô bé Chanary cũng đã được về thăm gia đình mình ở Campuchia. Tuy nhiên, món nợ phải trả cho Ung Rithy vẫn đè nặng trên vai Chanary và gia đình cô. Cô vẫn phải quay lại Malaysia làm việc, vẫn phải vất vả sớm hôm để kiếm tiền trả nợ. Điều đáng mừng là mức lương và các chế độ của nhà máy với cá nhân Chanary có nhiều cải thiện đáng kể. Nhóm phóng viên CNN làm phóng sự này, với hi vọng bằng cách phơi bày thực trạng lao động xuất khẩu ở Campuchia nói riêng và châu Á nói chung, Chanary và các cô gái khác sớm được về đoàn tụ gia đình, cũng là lời nhắn nhủ tới những cô gái đang có ý định lao động nước ngoài cần phải cân nhắc và thận trọng hơn để không bị sa vào kiếp nô lệ thời hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More