Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Nghĩa trang cá voi lớn nhất Việt Nam

Cá voi được người dân đi biển sùng kính gọi là cá Ông. Người ta bảo trong lúc nguy nan gió to sóng cả, cá voi thường xuất hiện như vị cứu tinh, dìu thuyền vào bờ. Khi cá chết, trôi dạt vào bờ, luôn được ngư dân chôn cất theo nghi lễ như thần... Sau mấy ngày mưa gió, chúng tôi lặn lội về làng biển Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam bên chân sóng biển Đông để mục kích nghĩa trang cá voi lớn nhất cả nước, và nghe những câu chuyện có thực mà như truyền thuyết. "Tôi từng được cá Ông cứu nạn" Vượt qua chiếc phà nối hai xã Tam Quang – Tam Hải, chúng tôi được người dân xã đảo Tam Hải chỉ đến tận nơi được mang tên “nghĩa trang cá Ông”. Những nấm mồ với bia mộ, quan tài bằng tre. Mỗi năm, người dân cúng giỗ cho các ông cá một lần hết sức chu đáo. Có đến 529 ngôi mộ chở che thân xác từng ấy "ngài" đã luỵ vào bờ biển Tam Hải từ mấy trăm năm qua. Dẫn đường cho chúng tôi đến nghĩa trang cá Ông là lão ngư Trương Văn Đông, người đã hơn 60 năm lang bạt trên những cơn sóng biển. Ông Đông chỉ những ngôi mộ nhỏ nhắn được vun trên cát, được táng theo từng hàng ngay ngắn, hai đầu mộ đặt những viên đá ong vuông vức. Nghĩa trang cá voi lớn nhất Việt Nam, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, ca voi, nghia trang ca voi, ca ong, nghĩa trang ca ong, bao, tin hot, tin hay, tin tuc Nghĩa trang cá voi Ông Đông cũng từng được "cá ông" cứu khi gặp bão. Ông kể, hồi ấy gặp bão lớn lắm, thuyền không chèo được, mọi người phó mặc cho trời xem như chết rồi. Bỗng đâu Ông xuất hiện cặp vào mạn thuyền, dìu thuyền ra khỏi bão đi về phía đất liền. "Sau này mỗi khi dân quê tui đi biển gặp khi bão tố bất ngờ, chỉ còn cách khấn Ông cứu mạng, nhờ vậy mà vững lòng tin. Có Ông còn dìu thuyền vào cho đến tận bờ, đuối sức mà luỵ..." - ông nói. Trong ký ức của lão ngư già, một năm đi biển đói, đến tháng 8 âm lịch rồi mà thuyền ra biển thường chỉ về không, chẳng đủ chi phí nên cả làng chài hoang mang lắm. Rồi một ngày, một Ông luỵ bờ. Làng làm lễ táng lớn trong ba ngày ba đêm, lại đặt bài tế dài xin Ông độ trì cho làng qua kiếp nạn. Rồi năm ấy làng chài của ông "thắng" lớn... Những ngôi mộ 500 năm Nghĩa trang cá voi lớn nhất Việt Nam, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, ca voi, nghia trang ca voi, ca ong, nghĩa trang ca ong, bao, tin hot, tin hay, tin tuc Một ngôi mộ cá Ông Không ai biết ngôi mộ cá Ông đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào. Người ta chỉ biết qua những câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác mà vẫn không mai một thất truyền. Cuối tháng 7 vừa rồi, nghe tin Ông luỵ bờ, bà Nguyễn Thị Xuân, năm nay hơn 80 tuổi, chân yếu, lưng còng vẫn ra tận bờ biển để nghinh Ông. Cả một đời người, bây giờ bà mới được tận mắt thấy Ông ghé thăm làng. Với riêng bà Xuân, việc được nghinh Ông, như phần nào giúp bà xoa dịu nỗi buồn mất chồng, khi ông ra khơi bám biển 10 năm trước. Bà Xuân cười móm mém hồ hởi: “Được Ông lụy bờ, bà con vui lắm, Ông sẽ cho mùa biển năm nay được mùa, phù hộ cho mấy cháu đi biển được mạnh giỏi!” Theo nhiều vị cao niên trong làng chài Thuận An, Tam Hải, nghĩa địa cá Ông này có tuổi thọ ngang bằng với những giếng Chăm linh thiêng trong xã, nghĩa là trên dưới 500 năm. Cụ Nguyễn Thế (sinh năm 1925, là người nhiều tuổi nhất trong làng) nói, có một Ông được vua Gia Long ban sắc, đó là cá Ông từ Cù Lao Chàm trôi vào. Năm 1945, khi 28 chiếc thuyền Pháp vào quần đảo Hoàng Sa rồi cập bến Bàn Than (thuộc xã Tam Hải ngày nay) thì ngay sau đó 27 chiếc bị đánh chìm, một chiếc còn lại được cá Ông dắt vào bãi Bắc. Khi chết, Ông đã được vua Gia Long phong sắc Ngọc Long nương nương. Bây giờ mộ Ông nằm ở vị trí trung tâm của nghĩa địa. Tục này thời các chúa Nguyễn đã thành lệ. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm. Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Tục thờ cúng cá Ông không chỉ có ở Quảng Nam, mà còn rải rác khắp dải đất ven biển miền Trung này. Đây có thể được xem là di sản văn hoá biển của người , ở đó có niềm tin tâm linh vào biển cả, có sự cố kết hoà quyện giữa thiên nhiên và con người, ở đó còn có cả sự khẳng định truyền thống đánh bắt trên biển của ngư ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More