Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Người 18 lần vượt cửa tử

Từng tham gia 18 chuyến vận chuyển vũ khí bằng “tàu không số”, ông Vũ Trung Tính - nguyên chiến sĩ hải vụ số 1 của tàu 42, nay đã gần tuổi “xưa nay hiếm”, vẫn nhớ như in những kỷ niệm hào hùng. 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển Đã lên tàu là xác định hy sinh Năm 17 tuổi, đang là sinh viên Trường Trung cấp Hàng hải tại Hải Phòng, nhưng khi Quân chủng Hải quân tuyển lính mới, Vũ Trung Tính (quê xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã xung phong lên đường nhập ngũ. Tháng 2.1964, ông được tuyển vào Trung đoàn 170 để huấn luyện. Hải vụ số 1 Vũ Trung Tính và đồng đội của ông (ảnh do nhân vật cung cấp). Nhờ có “tài lẻ” về điểm bắn súng thật (29 điểm), tân binh Vũ Trung Tính được biên chế vào Lữ đoàn 125, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam theo tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Tàu của ông do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và Chính trị viên Trần Ngọc Ẩn phụ trách chung. Ông Tính được giao nhiệm vụ lái tàu, hiệu chỉnh la bàn, đối giờ thiên văn, theo dõi giờ quốc tế để hiệu chỉnh giờ trên tàu và kiểm tra kế hoạch hàng hải… Trong 18 chuyến tham gia vận chuyển vũ khí theo đường Hồ Chí Minh trên biển, ông Tính vẫn không quên sự kiện bị tàu khu trục (Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên Biển Đông) phát hiện và bám theo. Lúc ấy, con tàu số 42 đang trên hành trình quay ra Bắc để nhận hàng. Do đó, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng quyết định cho tàu chạy thẳng về hướng Hongkong, để đánh lạc hướng theo dõi địch. Khi đến gần bờ biển Quảng Châu, Trung Quốc, thì gặp gió mùa đông bắc, sóng to, gió lớn đã khiến con tàu bị hỏng máy, nên phải dạt vào bờ biển Hoàng Phố (Quảng Châu, Trung Quốc). Tất cả mọi người trên tàu đều đói, rét và kiệt sức. “Khi tàu dạt vào sát bờ biển Hoàng Phố, chúng tôi bị dân quân du kích địa phương bắt giữ. Chính trị viên Trần Ngọc Ẩn bị trói ở rừng cây ven biển suốt một ngày, đêm. Nhờ sự can thiệp của sở chỉ huy, chúng tôi mới được thả và được tàu của Trung Quốc kéo về bến Hải Khẩu để sửa chữa mất hai tuần” - ông Tính kể lại. Giả người Tây, treo cờ Nhật Sự kiện “tàu không số” trên đường Hồ Chí Minh trên biển bị lộ tại Vũng Rô, tỉnh Phú Yên vào tháng 2.1965, khiến cho toàn bộ Lữ đoàn 125 phải ngừng hoạt động một thời gian để nắm bắt tình hình. Ông Tính nhớ lại: Từ tháng 2 đến tháng 9.1965, không có tàu nào vận chuyển vũ khí vào được miền Nam, nên lúc đó chiến trường miền Nam thiếu vũ khí trầm trọng. Trước tình hình đó, cấp trên giao Lữ đoàn 125 tìm cách chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Và những kế hoạch mạo hiểm và được coi là hiếm có đã được ông Tính cùng các đồng đội lập ra. Theo đó, tàu số 42 do ông Tính lái và Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng chỉ huy, phải đưa sang Nhà máy Đóng tàu Trạm Giang ở Quảng Châu, Trung Quốc để cải dạng, ngụy trang thành tàu đánh cá. Sau 3 tháng cải dạng, con tàu 42 trở về bến cầu Đá Bạc, sông Tam Bạc, Hải Phòng để nhận hàng. 60 tấn vũ khí và 4 quả thủy lôi được đưa lên tàu chuẩn bị cuộc hành trình. Ông Tính kể: “Trên chuyến tàu ấy tất cả có 18 người, trong đó tôi vẫn giữ nhiệm vụ lái tàu. Trước khi lên đường, chúng tôi được cấp mỗi người 3 bộ quần áo, gồm: 1 bộ comple, 1 bộ quần áo bà ba miền Nam và 1 bộ quần áo công nhân. Ngày 15.10.1965, tàu nhận lệnh rời bến đi theo phương pháp thiên văn (nhìn trăng, sao trời để dò đường). Hành trình của tàu được xác định đi từ Hải Phòng sang Hải Khẩu (Trung Quốc), qua đảo Hải Nam rồi vòng đến quần đảo Bầy Sư (Trung Quốc), sau đó chuyển hướng vào bờ. Thế nhưng, lúc tàu chuyển hướng vào bờ, thì gặp tàu khu trục của Mỹ chạy bám theo liên tục 4 ngày đêm, còn trên trời có cả máy bay Navi của chúng theo sát. Khi tàu 42 tiến giáp Malaysia thì phải chuyển hướng vào đảo Hòn Khoai. Khoảng 14 giờ ngày 20.10.1965, máy bay của địch hạ thấp độ cao và bay sát tàu chúng tôi. Tình huống ấy được Thuyền trưởng Cứng ra lệnh anh em chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, có thể phải đánh nổ tàu nếu chúng phát hiện. Ông Tính giờ đây là người đảm nhận vai trò Trưởng ban Liên lạc truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển của tỉnh Thanh Hóa. Theo ông cho hay, toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 200 người đã tham gia đường Hồ Chí Minh trên biển thời kỳ từ 1961-1972. Tình cảnh lúc bấy giờ của tàu chúng tôi như “ngàn cân treo sợi tóc”, tôi phải mặc bộ comple để lái tàu. Nhìn thấy lá cờ Nhật trên mũi tàu bay phần phật, tôi bỗng nghĩ ra một sáng kiến và đề nghị với thuyền trưởng cử thủy thủ Lưu Đình Lừng (vì anh Lừng có cái mũi lõ gần giống người Tây) mặc comple ra ngồi ở đầu tàu hút thuốc lá và ăn chuối, rồi cầm vỏ chuối ném lên phía máy bay. Tên phi công nhìn thấy anh Lừng miệng vừa ngậm thuốc lá, vừa ăn chuối, thì hắn nhe răng cười và bỏ mục tiêu. “Để phòng quân địch quay trở lại, khi cách cảng Su Vic khoảng 100 hải lý, tàu chúng tôi dừng lại giả vờ đánh cá trong 4 ngày, rồi mới tiếp tục quay trở lại đảo Hòn Khoai để vào bến Rạch Kiến Vàng ở Cà Mau. Cũng từ sau chuyến “tái mở đường” ấy, sau đó các tàu 68, 69, 87… đều thực hiện theo đường đi mà chúng tôi đã thiết lập”- ông kể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More