Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Tham nhũng gây thiệt hại 11.400 tỷ đồng

Từ 1.10.2010 đến 30.7.2011, tòa án các cấp đã xét xử 106 vụ với 409 bị can. Từ 8.2010 đến tháng 7.2011, thiệt hại do tham nhũng gây ra là 11.400 tỷ đồng; đã thu về ngân sách 300 tỷ đồng. Ngày 14.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng. Báo cáo của Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày cho thấy, trong năm 2010 và năm 2011, các cấp, các ngành có nhiều giải pháp hạn chế tệ nạn tham nhũng như cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa... Vi phạm nhiều, xử lý ít Tuy nhiên theo báo cáo này, tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Từ 1.10.2010 đến 30.7.2011, tòa án các cấp đã xét xử 106 vụ với 409 bị can. Từ 8.2010 đến tháng 7.2011, thiệt hại do tham nhũng gây ra là 11.400 tỷ đồng; đã thu về ngân sách 300 tỷ đồng. Ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận 26 năm tù trong vụ án nhận hối lộ tại dự án đại lộ Đông - Tây. Trong phần thảo luận, các Ủy viên UBTVQH đều lo ngại về thực trạng này. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, việc chỉ thu về cho ngân sách nhà nước được 300 tỷ đồng trong tổng số tiền thất thoát là 11.400 tỷ đồng là quá ít, khó thuyết phục được đại biểu Quốc hội trong kỳ họp tới. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng đánh giá: “Thực trạng đấu tranh với tham nhũng chưa tạo được lòng tin của nhân dân vì nhiều vụ vi phạm lớn được phát hiện nhưng xử lý ít. Có vụ sai phạm nhiều tỷ đồng, hàng trăm ha đất nhưng chỉ rút kinh nghiệm”. Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phân tích kỹ hơn khi cho rằng một mặt Chính phủ đánh giá số vụ việc đối tượng tham nhũng giảm nhưng một mặt lại cho rằng tình trạng tham nhũng vẫn nghiêm trọng là mâu thuẫn. Cuối cùng, bà Mai vẫn đặt vấn đề về hiệu quả, sự quyết liệt trong việc đấu tranh với loại tội phạm này. Đề xuất thay Trưởng ban Trong báo cáo, Chính phủ đưa ra đề xuất thí điểm để Bí thư hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp làm Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng thay cho Chủ tịch UBND các cấp hiện nay. Quốc hội sẽ giám sát đầu tư công Sáng 14.10, thảo luận về chương trình giám sát của QH và UBTVQH năm 2012, nhiều ý kiến trong UBTVQH nhất trí đưa đầu tư công vào dự kiến chương trình giám sát của QH năm 2012. Về chủ trương này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng gợi ý, có thể lựa chọn giám sát về đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cũng về lĩnh vực tam nông, dự kiến vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được đưa vào chương trình giám sát... Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, đề xuất này dựa trên cơ sở sự đồng ý của khoảng 40 – 50% số Ban Chỉ đạo ở các địa phương và nhiều ý kiến chuyên gia tại các cuộc hội thảo. Ông Tranh cho rằng, việc thí điểm sẽ hạn chế thực trạng vừa điều hành, vừa kiểm tra của Chủ tịch UBND tỉnh hiện nay. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng việc đề xuất như vậy là chưa có căn cứ. Chủ tịch đề nghị, nếu Chính phủ muốn thí điểm phải có báo cáo đánh giá hiệu quả về mô hình hiện tại và đưa ra cơ sở cho đề xuất mô hình mới. Tiếp thu những ý kiến này, ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sẽ tiếp tục cân nhắc về đề xuất này để đưa ra trong thời điểm thích hợp hơn. Có thể, đề xuất này sẽ tiếp tục được nghiên cứu cùng với việc tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng trong năm tới. * Chiều cùng ngày, UBTVQH họp cho ý kiến về báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 của Chính phủ. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-ngân sách của QH cho biết, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ cho thấy, hiện tượng vi phạm pháp luật, lãng phí đã và đang tồn tại ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư từ lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư… đến quyết toán công trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More