Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bỗng thành thi sĩ, sám hối qua thơ

Nghe Nghĩa tâm sự thì mọi người mới ngã ngửa người biết “sát thủ máu lạnh” này trong quãng thời gian chờ chết đã bất ngờ trở thành thi sĩ. Không những thế, theo lời tự sự, Nghĩa còn là “thi sĩ có hạng”. Gần 8 tháng sau khi nhận mức án tử hình, chúng tôi gặp Nguyễn Đức Nghĩa trong trại giam một ngày cuối tháng 9... Hối hận bằng thơ Nguyễn Đức Nghĩa Cánh cửa nhà giam mở ra, Nguyễn Đức Nghĩa – sát thủ có bộ mặt của một gã thư sinh đã từng dấy lên bao hồi phẫn nộ khi tàn nhẫn cướp đi mạng sống của người mình yêu líu ríu bước đến ngồi trước mặt tôi. Đôi mắt quầng đỏ, bàn tay cứ đan vào nhau… Suốt buổi trò chuyện ngày hôm đó, đã bao lần Nghĩa khóc khi nhắc đến những người thân của mình, khi đọc cho chúng tôi những vần thơ mà hắn viết ra bằng móng tay mình trên những mẩu giấy nhỏ xin được từ cán bộ trại giam... Trước khi gặp Nghĩa, chúng tôi không thể hình dung được một sát thủ máu lạnh như hắn, một người có thể dửng dưng chấm dứt sự sống của người mình yêu bằng những mũi dao oan nghiệt lại có một thú tiêu khiển đầy thi vị như thế trong trại giam: Làm thơ. Mà theo như những gì Nghĩa kể thì chẳng phải khi tấm thân đã bị giam cầm sau song sắt, khi sự dằn vặt về tội ác của mình cứ mỗi đêm lại tìm về… thì tài năng thơ ca trong y mới tự dưng bột phát mà từ khi còn là một cậu học sinh với khuôn mặt thư sinh, được điểm xuyết thêm chiếc kính cận đầy vẻ học thức thì Nghĩa đã là một “thi sĩ” có hạng trong trường. >> Mẹ Nguyễn Đức Nghĩa: 'Giờ tôi mất hết rồi!' >> Toàn cảnh đoạn kết phiên xử vụ "xác không đầu" >> Nguyễn Đức Nghĩa: Tôi đúng là thằng đốn mạt Nghĩa cũng không ngần ngại tiết lộ “chính tài năng thơ ca đó đã nhiều lần được tôi sử dụng như một thứ vũ khí đầy hữu hiệu bên cạnh vẻ ngoài của mình để chinh phục các cô gái mà tôi để ý”. Nghĩa tâm sự, nhưng rồi khi vào Đại học, phải đối mặt với cuộc sống xa nhà đầy những toan tính, vụ lợi khác, cái năng khiếu thi sĩ “trời cho” ấy tự dưng lặn sâu vào trong tâm hồn. Nghĩa không nhớ bài thơ cuối cùng mình đã làm có nội dung gì nữa. Nghĩa phân bua: “Để rồi đến khi trong thời gian đếm ngược sự sống này, thơ ca như một điểm tựa mới mà tôi có thể bấu víu vào để cân bằng cho những gì mình phải đối mặt”. Rồi như bao nhà thơ đích thực khác, luôn muốn được chia sẻ “đứa con tinh thần” của mình cho mọi người, Nghĩa bắt đầu đọc những bài thơ mà theo y là “tôi tâm đắc nhất”. Bài thơ mà như Nghĩa tự nhận là “chất chứa bao nhiêu trăn trở, bao nhiêu dằn vặt”. Trong bài thơ, nghĩ đến mùa đông sắp sửa đến, Nghĩa chột dạ: “Mùa đông sắp đến rồi/Mùa đông này anh sẽ phải ra đi… Nắng tắt, lá rơi và anh cũng chết rồi”. Tiên lượng được số phận của mình nhưng tự thân Nghĩa đã dọn đường cho tâm lý đón nhận cái chết như một hình phạt mà như có lần y đã nói “không gì có thể thay thế được”, bởi thế nên Nghĩa lại tự nhìn lại mình, một cái nhìn đầy oán hận bản thân: “Anh chỉ là một kẻ lang thang, hư hỏng/Lang thang trên cuộc đời chưa tròn 30 năm”. Tiếng thơ phát ra từ miệng Nghĩa đứt quãng, chầm chậm… kèm theo đó là những giọt nước mắt lặng lẽ đọng lại sau cặp kính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More