Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Sự thật bi ai ở ngôi làng nhỏ vỡ nợ nghìn tỷ

Sau khi nghe thông tin về vụ vỡ nợ nghìn tỷ tại Phú Xuyên, Hà Nội, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm đến thị trấn Phú Minh nơi được cho là tâm điểm của cơn “bão tín dụng”. Dừng xe bên dọc quốc lộ 1A để hỏi đường vào thị trấn Phú Minh, thấy nhóm PV chúng tôi người dân đã hỏi ngay có phải cô chú hỏi vụ vỡ nợ không. Theo hướng dẫn của người dân đi đến ngã ba phía trước rẽ trái, thẳng con đường to là đến thị trấn. Vào đó, hỏi ai người ta cũng biết nhà chủ nợ. Muốn biết thông tin gì cứ vào chợ mà hỏi. Trong trí tưởng tượng của tôi thì thị trấn phải là khu phố kinh doanh sầm uất, người dân phải giàu có lắm, nhà cửa san sát, ô tô rập rùi … thì con số nợ mới lớn đến mức đó. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi xã Phú Minh chỉ là một trong hai thị trấn nhỏ, nằm ngay bên cạnh xã Văn Nhân. Đường vào trung tâm thị trấn chỉ khoảng vài km, không khí khá yên bình. Dọc hai bên đường là dãy nhà mái bằng cao thấp đan xen.. Những căn nhà ngoài phố chính lác đác chỉ vài cửa hàng sản xuất đồ gỗ giả cổ và buôn bán sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, quần áo... Phóng xa tầm mắt nhìn, bao quanh thị trấn vẫn là ruộng đồng, đâu đó vẫn thấy cảnh người dân cày cấy lam lũ với công việc đồng áng. Theo tìm hiểu phóng viên, kinh tế Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp đã có từ lâu đời nhưng chưa phát triển. Tại huyện Phú Xuyên có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu như thêu ren, may mặc, gỗ, khảm trai... Ấy vậy, hơn một tuần nay một thị trấn vốn yên ả bị rúng động sau khi thông tin về vụ vỡ nợ nghìn tỷ đồng nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Vụ việc càng đẩy lên cao trào khi có rất nhiều người dân trong thị trấn đã liên đới dính lúi đến vụ việc. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất cứ hỏi bất kỳ thông tin nào về vụ vỡ nợ, người dân quanh xóm chợ lại đọc vanh vách tên, địa chỉ những người cho đường dây Nguyễn Thị Cúc vay nợ cả vài chục tỷ đồng. Thậm chí, cả những đứa trẻ con trong thị trấn cũng biết được bố thắng A, thằng C ở thị trấn cho vay 2-3 tỷ đồng.... Một người dân ven khu phố chợ Phú Minh kể “ Muốn tìm hiểu về cái này, cứ đi vào ngõ chợ mà hỏi người dân. Nhiều người trong đó cho Cúc vay tiền lắm. Con Vinh "gà "gom tới hơn 10 tỷ đồng đưa cho nó. Bên kia chợ có tiệm vàng ông H cũng gom cho nó hơn trăm tỷ đồng, hay nhà con Phương Anh cũng dính vài chục tỷ đồng giờ bỏ trốn rồi”. Nếu căn cứ theo lời của người dân thì con số nợ của vợ chồng Cúc lên đến 800-900 tỷ đồng thậm chí con hơn thế rất nhiều. Mặc dù chưa có con số chính thức từ cơ quan chức năng nhưng điều vẫn khiến chúng tôi tò mò không hiểu không hiểu tại sao người dân tại trị trấn này làm ăn phát đạt đến mức có nhiều tiền để cho vay nặng lãi đến như người ta nói. Liệu có phải do từ ngày có thông tin Phú Xuyên trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội cho nên đất cát lên giá khiến đời sống người dân cũng khấm khá hơn. Hay có phải nhiều người nhận được tiền đền bù đất mà giàu có đến vậy? Để khỏi thắc mắc chúng tôi đem những nghi ngại của mình để thăm hỏi người dân sinh sống quanh thị trấn. Bác Quân – chủ quán nước ngay gần sát chợ Phú Minh cho biết, thị trấn này xưa nay vẫn thế, thông tin Phú Xuyên trở thành đô thị vệ tinh Hà Nội cũng chẳng khiến đất cát khu vực này tăng lên. Hầu hết, người dân vẫn đang phải lam lũ để kiếm sống bằng việc làm thêm nghề phụ. Có chăng trong thị trấn này, chỉ có một vài gia đình là giàu lên nhanh chóng. “Tôi chẳng thấy họ tất bật đi sớm về muộn bao giờ mà nhà cứ xây 4-5 tầng, nay mua xe này mai thấy đổi xe khác. Như nhà Cúc chẳng hạn, vốn chỉ là thợ may nghèo xóm chợ này mà chỉ 3 năm nay vợ chồng Cúc đổi đời nhà lầu xe hơi bạc tỷ. Nghe lân la thì được biết, các nhà phất lên nhanh là do có mối buôn bán USD, vàng bạc trên Hà Nội gì đó thôi” ông Quân nói. Một người dân kể lại, tại thị trấn này nhiều năm nay đã hình thành đường dây buôn tiền lớn. Để có nhiều tiền đánh quá lớn trên Hà Nội, các đầu mối lớn tại thị trấn đã tổ chức các “chân rết” gom tiền nhiều nhà với lãi suất cao. Nhiều người mờ mắt về lãi suất nên có bao của nả gom hết để cho vay giờ ra nông nỗi này. Đi sâu vào chợ Phú Minh mới cảm thấy không khí buồn tẻ bao trùm cả khu chợ. Hàng hóa ế ẩm, các hộ tiểu thương kêu trời đất. Bác H bán hoa quả rầm rầm kêu than, nhiều người mất tiền chẳng còn thiết đi chợ nữa. Người mất nhiều canh canh bên nhà ngoài nhà chủ nợ để đòi tiền. Người không mất tiền thì chỉ lo đi tán chuyện về việc vợ chồng, con cái nhà nọ nhà kia giấu nhau để cho vay. Mọi thứ cứ đảo lộn hơn một tuần nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More