Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Mừng và lo

Việc Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trong khi đi kiểm tra công trình xây dựng ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, đã quyết định thay người đứng đầu công trình này làm dư luận quan tâm. Công trình xây dựng ga sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: NLĐ Công trình xây dựng quan trọng này đã kéo dài, biểu hiện nhiều dấu hiệu của sự yếu kém, trì trệ, ảnh hưởng đến việc đưa vào sử dụng đúng thời hạn cảng hàng không quốc tế trọng điểm của miền Trung. Ông Thăng đã đưa ra quyết định “tại trận”, bổ nhiệm ông Đỗ Tất Bình - Phó Tổng Giám đốc một công ty khác từ miền Nam, thay ông Đặng Hồng Cương - Tổng Giám đốc, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng. Việc một ông Bộ trưởng thay người “tại trận” là việc làm gần như xưa nay hiếm. Hiếm với nước ta, vì ông đã sử dụng cái quyền của mình để làm điều đáng phải làm. Dư luận vừa mừng, nhưng lại vừa lo. Mừng là vì chúng ta đã có được những vị bộ trưởng dám nói , dám làm như ông Đinh La Thăng, ông Vương Đình Huệ. Khi ông tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ chỉ ra sự thiếu minh bạch trong các doanh nghiệp quản lý xăng dầu, ảnh hưởng không nhỏ đến người dân, lập tức được người dân và công luận hoan nghênh. Khi ông tân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng dám đề xuất những biện pháp mạnh để tiến tới việc giải quyết các vấn nạn giao thông đang trở thành căn bệnh trầm kha hiện nay… Và không những nói, mà ông còn làm, thay người tại trận để đẩy nhanh tốc độ thi công của một công trình vì lợi ích của người dân, thực sự đã được dư luận hoan nghênh và đồng tình. Thế là mừng. Mừng vì lợi ích chung mà hai ông bộ trưởng dám nói, dám làm. Nhưng mừng đấy, lại lo đấy. Lo là, lo không biết 2 ông tân bộ trưởng này có kiên định đến cùng những lời nói và việc làm của mình không? Bởi vì , sau những lời nói và việc làm như vậy chắc chắn sẽ có nhiều đụng độ. Và có thể còn có nhiều sức ép nữa. Nhiều đụng độ, nhiều sức ép… có làm cho hai ông nản lòng không? Hai ông có trụ vững được không? Người ta liền nghĩ tới việc đổi mới cơ chế. Phải mặc định một cơ chế để tất cả những người dám nói, dám làm vì lợi ích của cộng đồng, của người dân, của đất nước, được nói, được làm, làm có hiệu quả. Để không bị những nhóm lợi ích nào đó cản trở, thậm chí làm hại? Minh bạch, công khai, dân chủ có lẽ là cơ chế tốt nhất để những người dám nói, dám làm vì lợi ích chung, thực hiện được tâm niệm của mình, quan trọng nhất là có lợi cho dân, cho nước.n Hà Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More